Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Sợi Đay

Từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4, ta sẽ gieo hạt đay. Hạt đay được gieo thật dày để cây mọc thẳng, thân nhỏ, không có nhiều cành, nhánh vì cây đay nhỏ sẽ cho chất lượng vải tốt hơn.
Sau hơn hai tháng kể từ ngày gieo hạt, thu hoạch cây đay. Theo kinh nghiệm thì thời gian này thu hoạch cây đay sẽ cho chất lượng tốt nhất. Khi thu về bỏ hết lá, ngọn rồi dựng thân cây đay xung quanh nhà từ 10 - 15 ngày cho đến khi thân cây thật khô. Cây đay được bẻ đôi rồi tách vỏ ra khỏi phần lõi. Tẽ vỏ cây đay thành những sợi nhỏ, mỗi cây thường cho 8 - 12 sợi, sợi dài nhất có thể dài 1,6 m. Bó sợi đay thành từng bó, dùng chân giẫm hoặc giã sợi đay để tróc hết lớp màng bám trên vỏ cây, làm cho sợi đay mềm và sạch.


Sợi đay 01

Vỏ cây đay được tước ra thành từng sợi nhỏ và nối với nhau một cách khéo léo. Để không tạo thành mấu ở chỗ nối hai sợi đay được kết lại khéo léo dưới dạng bện dây. Sợi đay phải được nối dài và tuốt đều vì nó liên quan đến công đoạn dệt sau này. Để có đủ đay, người phụ nữ Mông đều phải tranh thủ tước và nối các sợi đay, họ làm kể cả lúc ở nhà, đi làm nương hay đi xuống chợ huyện... Bước tiếp theo, người ta mắc các sợi đay vào khung quay cho chúng xoắn lại thành từng cuộn. Để làm cho sợi đay trắng, cuộn sợi đay được luộc trong nước tro. Khi sợi đã chuẩn bị sợi xong, việc dệt vải sẽ được bắt đầu. Sợi đay đã được làm mềm được lên khung dệt. Khi dệt vải các nút nối sợi nằm ở mặt trên nên vải đay có mặt phải, mặt trái. Công đoạn dệt vải có thể kéo dài vài tháng trời, rất tốn công. Vải đay sau khi được gỡ ra từ khung dệt tiếp tục đem luộc nước tro lọc vài giờ đến khi mềm và trắng ra, sau đó được giặt sạch và phơi khô, công việc này được làm đi làm lại nhiều lần để vải càng trắng càng đẹp. Vải đay tiếp tục được lăn bằng khúc gỗ và tảng đá phẳng để làm mềm, phẳng và sáng tấm vải.


Sợi đay 02


Sợi đay 03


Sợi đay 04


Sợi đay 05


Sợi đay 05


Sợi đay 06


Sợi đay 07


Sợi đay 08


Sợi đay 09


Sợi đay 10


Sợi đay 11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét